Bộ ba nghệ sĩ sân băng nhí

BBT: Khánh Linh, Quang Minh (7P1) và Linh Chi (4M1) đã không ngại gian khó khi thử thách bản thân ở trượt băng nghệ thuật - bộ môn còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Nhờ sự quyết tâm và kiên trì tập luyện, các bạn đã gặt hái được nhiều huy chương. Tại giải trượt băng nghệ thuật Việt Nam - Cup Vincom 2016 cấp Quốc gia, Khánh Linh giành HCV nội dung Basic Novice A nữ, Quang Minh đoạt HCB nội dung Basic Novice A nam và Linh Chi mang về HCB nội dung Juvenile nữ. Mới đây tại giải trượt băng châu Á - Skate Asia 2017, Quang Minh và Linh Chi thi đấu rất thành công và mang về nhiều tấm HCV, HCB quý giá. Hãy cùng lắng nghe chia sẻ của bộ ba nghệ sĩ trượt băng nghệ thuật này nhé!

Các bạn học trượt băng nghệ thuật đã lâu chưa? Ngày đầu làm quen với sân băng, các bạn có gặp khó khăn gì không?

Quang Minh, Linh Chi: Hai anh em mình học được gần một năm. Ngày ấy, khi cùng gia đình dạo chơi Royal City, thấy các bạn trượt vèo vèo trên sân băng, tụi mình thích lắm nên liền xin mẹ cho đi tập.

Vì đều chơi tốt patin nên cả hai không bỡ ngỡ khi làm quen với trượt băng nghệ thuật. Ngày đầu, sau khi trang bị đầy đủ giày trượt, đồ bảo hộ chuyên dụng, mình bước từ từ. Bởi sân băng rất trơn, chỉ cần sơ sẩy là lập tức ngã. Tuy không bị ngã nhưng mình lại đâm vào nhiều người do chưa kiểm soát được tốc độ. Lúc sau quen sân, mình thử làm động tác nhấc mũi chân lên thì bị vấp khá nhiều. Còn Linh Chi thích mê cảm giác “phiêu” khi được cô giáo dắt tay, trượt đi nhẹ nhàng trên băng.

Khánh Linh: Hồi bé, mình hay tưởng tượng là nghệ sĩ sân băng rồi trượt chân trên nền đá hoa. Khi Hà Nội có sân băng, mẹ hỏi có thích đi học không thì mình lập tức gật đầu đồng ý. Đến nay, mình đã theo học ba năm. Hồi ấy, tuy mới chỉ 9 tuổi nhưng mình không hề thấy nản trước các động tác khó mà ngày nào cũng chăm chỉ tập luyện với thầy giáo nước ngoài. Kỷ niệm về lần đầu chạm giày vào mặt băng thật đáng nhớ! Lúc ấy, tuy thầy dắt từ từ vào sân nhưng mình vẫn suýt bị ngã và thấy cực kỳ khó di chuyển, chứ không dễ như tưởng tượng.

Theo các bạn, điều gì là khó nhất khi trượt trên sân băng?

Quang Minh: Tụi mình được mẹ đưa đi tập 3 buổi/tuần, khoảng 1 - 1,5 tiếng/buổi. Khi nào sắp đến giải đấu thì tần suất tập luyện căng hơn.

Việc khó khăn nhất là không được run khi vào sân băng. Vì nếu run và sợ sệt thì bạn rất dễ gây ra chấn thương cho chính bản thân. Hơn nữa, giày trượt băng không có bộ phận phanh như giày patin nên ban đầu, chúng mình phải học cách phanh an toàn.

Linh Chi: Điều khó nhất là giữ thăng bằng vì sân băng rất trơn, giày lại chỉ có một rãnh. Lúc đầu, mình cảm tưởng như không hề có ma sát, rất dễ bị ngã. Sau này tập quen thì mới thấy dễ hơn. Ngoài ra, muốn thực hiện được những động tác quay vòng (spin) hay bật nhảy (jump) thì phải thật bình tĩnh và luyện tập nhiều.

Khánh Linh: Trượt băng không khó nhưng để thành thục lại là chuyện khác. Với mình, khó nhất là khi thực hiện các động tác kỹ thuật, ví dụ như “jump” xoay người một, hai vòng trên không trung rồi tiếp đất an toàn, đẹp mắt.

Trượt băng không hề đơn giản, thậm chí dễ dính chấn thương. Các bạn đã hạn chế điều đó như thế nào?

Quang Minh: Khi mới học, bạn phải nghiêm chỉnh tuân theo hướng dẫn của huấn luyện viên, từ mặc đồ bảo vệ đến cách tránh chấn thương hay những điều cần lưu ý khi thực hiện động tác nào đó… Có lần “jump”, do không cẩn thận nên mình bị mũi giày chọc vào chân, làm chảy máu.

Linh Chi: Tụi mình mặc đồ bảo hộ cẩn thận để bảo vệ chân, tay, đầu gối, mông… vì nếu bị ngã thì sẽ đỡ đau hơn nhiều.

Khánh Linh: Tốc độ lướt đi trên sân băng khá cao nên người chơi phải cực kỳ cẩn thận, không được chủ quan. Mình thường xem video trên mạng Internet để học hỏi thêm các động tác và cách trượt an toàn.

Sở trường của các bạn trong môn trượt băng nghệ thuật là gì?

Cả ba: Đó là “jump”. Động tác “jump” khó hơn “spin”, đòi hỏi kỹ thuật cao hơn nhưng cũng dễ chấn thương hơn. Có hôm, tụi mình cứ “jump” là lại ngã nhưng không ai bỏ cuộc. Bởi nhiều nghệ sĩ lớn, giàu kinh nghiệm trên thế giới có khi biểu diễn rất tốt phần lớn bài nhưng đến lúc “spin” để kết thúc thì lại ngã. Vì vậy, việc chúng mình bị ngã hay mắc lỗi là điều bình thường. Quan trọng là biết đứng lên sau cú ngã ấy.

Môn trượt băng nghệ thuật đã mang lại cho các bạn điều gì?

Khánh Linh: Trượt băng nghệ thuật giúp mình khỏe hơn, có thân hình đẹp hơn. Ngày xưa, mình rất béo; còn bây giờ thon gọn hơn, không nặng nề nữa. Trước đây, vào mùa đông, mình hay bị ốm, đau họng, cảm cúm, sụt sịt mũi nhưng giờ không bị nữa. Ngoài ra, bộ môn này còn rèn cho mình sự bình tĩnh, tâm lý vững vàng khi thi đấu.

Quang Minh: Mọi người thường nghĩ việc trượt băng nhẹ nhàng, chứ thực ra tốn rất nhiều lực, thậm chí còn mệt hơn cả tập nhảy. Nhiều lúc tập xong, mặt mình đỏ bừng, mồ hôi đầm đìa… Nhưng nhờ thế mà mình trở nên khéo léo, khỏe mạnh hơn, nhanh nhẹn hơn.

Linh Chi: Mình thấy cơ thể dẻo dai hơn, khả năng giữ thăng bằng và bản lĩnh thi đấu tốt hơn. Từ ngày tập môn này, mẹ khen mình có cơ thể rắn rỏi, khỏe khoắn hơn và chạy tốc độ hơn.

Từng đi thi đấu trong và ngoài nước, kỷ niệm nào khiến các bạn nhớ nhất?

Quang Minh, Linh Chi: Lần thi đấu giải ở TP.HCM, hai anh em không đặt nặng vấn đề giải thưởng mà chỉ cố gắng biểu diễn hết mình nên giành được kết quả khá tốt.

Khánh Linh: Lần thứ hai đi thi đấu, mình cảm thấy hồi hộp, thậm chí lúc khởi động còn bị run. Nhưng khi tiến vào sân băng, mình đã lấy lại được tự tin để hoàn thành tốt bài thi. Năm 2015, mình giành được HCV Quốc gia; còn năm 2016 mang về 3 HCV giải Quốc gia, giải châu Á tại Malaysia và giải Quốc gia Campuchia.

Hai anh em Quang Minh và Linh Chi không chỉ tỏa sáng ở sân băng mà còn là ngôi sao trên sân cỏ, sân khấu với nhiều môn thể thao, nghệ thuật. Cùng theo dõi cuộc trò chuyện với cô Diệu Linh (mẹ của hai bạn) để hiểu rõ hơn sự đầu tư của gia đình, cũng như niềm đam mê của cặp anh em này nhé!

Tại sao cô cho hai bạn chơi rất nhiều môn thể thao, nghệ thuật ngay từ nhỏ ạ?

Cô Diệu Linh: Lúc nhỏ, do chưa phải học nhiều kiến thức ở trường nên mình muốn cho hai bạn thử nhiều môn phát triển năng khiếu để từ đó lựa chọn ra môn phù hợp với khả năng và sở thích. Tuy nhiên, các môn này đều liên quan và bổ trợ cho nhau. Ví dụ: khi trượt băng, hai bạn được học thêm nhảy, múa ballet, gymnastics… Hiện Quang Minh và Linh Chi đều chơi tốt bóng rổ, bóng ném, bơi lội, cũng như các môn nghệ thuật như: đàn, nhảy, múa…

Khi chơi thể thao, không thể tránh khỏi chấn thương. Cô đã giúp các bạn hạn chế chấn thương như thế nào ạ?

Cô Diệu Linh: Mình chọn những môn thể thao ít chấn thương, đồng thời dạy hai bạn cách tốt nhất để tự bảo vệ bản thân và luôn dặn dò cả hai phải chủ động giữ an toàn cho cơ thể. Ví dụ: khi chơi bóng rổ thì nên di chuyển khéo léo để tránh va chạm và hạn chế chấn thương…

Theo cô, điều gì giúp các bạn có được tâm lý vững vàng khi thi đấu ạ?

Cô Diệu Linh: Để rèn luyện bản lĩnh thi đấu, các bạn phải tập luyện thật nhiều, đồng thời tích cực giao lưu, cọ sát và thử sức ở nhiều sân chơi. Nhờ thế mà hai bạn thường không quá hồi hộp hay bị run khi thi đấu.

Đặc biệt trong môn trượt băng nghệ thuật, chỉ cần sơ sẩy là bị ngã ngay. Hơn nữa, tốc độ di chuyển trên sân băng rất lớn. Thế nên, mình luôn dặn các bạn thật cẩn thận và bình tĩnh. Có lần, hai bạn đi thi ở TP. HCM, mình ở ngoài theo dõi mà thấy hồi hộp đến thót tim. Nhưng sau khi hoàn thành bài thi, Quang Minh vô tư trả lời: “Mẹ đau tim vì hồi hộp, còn con đau ruột vì đói quá rồi!” vì trước khi thi, các bạn không được ăn quá no. Linh Chi thì rất thích gấu bông nên lần nào bạn đi thi, mình cũng treo thưởng gấu bông để động viên. Mình cũng không đặt nặng áp lực hay kỳ vọng mà chỉ động viên hai bạn cố gắng chiến thắng bản thân và không bỏ cuộc dễ dàng.

23

Tháng 11/2024

LỚP HỌC KHÔNG BIÊN GIỚI: TỰ TIN THUYẾT TRÌNH, KHÁM PHÁ

LỚP HỌC KHÔNG BIÊN GIỚI: TỰ TIN THUYẾT TRÌNH, KHÁM PHÁ

LỚP HỌC KHÔNG BIÊN GIỚI: TỰ TIN THUYẾT TRÌNH, KHÁM PHÁ

Thứ bảy, 23 Tháng 11 2024 11:16 Viết bởi TRUONG MARIE
Với dự án học tập “Classroom Beyond Walls - Lớp học không biên giới”, các MCer khối 4 Oxford - Kiến Hưng đã được thực hiện nghiên cứu khoa học đầy thú vị về chủ đề “Xây dựng tòa nhà chống động đất”.
Xem thêm

22

Tháng 11/2024

MCER THIẾT KẾ TÒA NHÀ CHỊU ĐỘNG ĐẤT

MCER THIẾT KẾ TÒA NHÀ CHỊU ĐỘNG ĐẤT

MCER THIẾT KẾ TÒA NHÀ CHỊU ĐỘNG ĐẤT

Thứ sáu, 22 Tháng 11 2024 08:18 Viết bởi TRUONG MARIE
Chiều 21/11, các MCer khối 4 Oxford đã tổng kết dự án học tập “Classroom Beyond Walls - Lớp học không biên giới”. Tại đây, các bạn đã tham gia nhiều hoạt động thú vị và mang về nhiều phần quà hấp dẫn.
Xem thêm

21

Tháng 11/2024

SÔI NỔI HOẠT ĐỘNG VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

SÔI NỔI HOẠT ĐỘNG VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

SÔI NỔI HOẠT ĐỘNG VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

Thứ năm, 21 Tháng 11 2024 08:17 Viết bởi TRUONG MARIE
Hòa chung không khí hân hoan của cả nước hướng tới kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, tại hệ thống giáo dục Marie Curie, Hội diễn văn nghệ lần thứ 32 diễn ra sôi nổi với gần 240 tiết mục từ các lớp mầm non đến THPT. Chương trình này cũng là cơ hội để các MCer, thầy cô và bố mẹ được toả sáng trên sân khấu lung linh.
Xem thêm

21

Tháng 11/2024

LỄ TRAO GIẢI HDVN32: ẤN TƯỢNG KHÓ QUÊN

LỄ TRAO GIẢI HDVN32: ẤN TƯỢNG KHÓ QUÊN

LỄ TRAO GIẢI HDVN32: ẤN TƯỢNG KHÓ QUÊN

Thứ năm, 21 Tháng 11 2024 08:10 Viết bởi TRUONG MARIE
Sáng 20/11, tại nhà hát Thăng Long - cơ sở Việt Hưng đã diễn ra chương trình tranh giải Đặc biệt và vinh danh các tập thể xuất sắc nhất Hội diễn văn nghệ lần thứ 32.
Xem thêm

20

Tháng 11/2024

MỘT NGƯỜI THẦY TRÂN QUÝ

MỘT NGƯỜI THẦY TRÂN QUÝ

MỘT NGƯỜI THẦY TRÂN QUÝ

Thứ tư, 20 Tháng 11 2024 15:26 Viết bởi TRUONG MARIE
Mang trong mình nhiệt huyết và đạo đức của nghề giáo, trong suốt 30 năm làm nghề, thầy Nguyễn Xuân Khang – Chủ tịch Hệ thống giáo dục Marie Cuire Hà Nội đã là người gieo mầm xanh của sự tử tế vào tâm hồn của biết bao thế hệ học sinh.
Xem thêm