Cậu học trò “cá biệt” trở thành thầy giáo nổi tiếng

Anh Trần Quốc Anh (CHS P, 00 - 04) từng là cậu học trò “cá biệt” ở MC nhưng nay là một thầy giáo trẻ nổi tiếng khi trở thành Amser đầu tiên xuất bản sách tham khảo Toán. Khi nhắc về Marie Curie, anh nói rằng: “Nhìn lại những gì đã qua, mình thấy thật khó để tìm được ngôi nhà thứ hai nào tuyệt vời như Marie Curie - ngôi trường đã thay đổi cuộc sống của mình”.

Profile: Trần Quốc Anh là cựu Amser chuyên Tin (04 - 07); tốt nghiệp khoa Toán - Tin, ĐH Bách khoa Hà Nội.

Sở thích: làm toán, viết sách, đọc truyện tranh. Thích quan sát, hoài niệm.

Tài lẻ: chơi guitar, sáng tác nhạc. “Thầy” Quốc Anh là chủ tịch CLB Guitar4Me - nơi giao lưu, chia sẻ hoàn toàn “free” cho những bạn trẻ yêu thích guitar.

Thành tích:
- Là một trong những tác giả hiếm hoi của Việt Nam được xuất bản sách tại nước ngoài và phát hành bản “ebook” trên toàn thế giới.
- Là tác giả của hơn 10 đầu sách tham khảo nổi tiếng trong nước dành cho học sinh cấp 2, cấp 3.
- Là thành viên tích cực của diễn đàn Toán học thế giới Mathlinks.ro, thường xuyên chia sẻ kiến thức và trao đổi kinh nghiệm giảng dạy với các giáo sư, tiến sĩ nước ngoài.
- Tham gia giảng dạy đội tuyển Toán cho nhiều trường chuyên tại Hà Nội.
- Tham gia tư vấn hướng nghiệp, chia sẻ kinh nghiệm ôn thi cho học sinh nhiều tỉnh, thành như: Hà Nội, Ninh Bình, Nam Định, Nghệ An…


Marie Curie - ngôi nhà thứ hai

Mới đây, anh Quốc Anh trở về Marie Curie với vai trò diễn giả trong tọa đàm “Ngày hội sách 2016”. Anh khiến MCer không khỏi bất ngờ khi chia sẻ về thời học trò nghịch ngợm, mải chơi và chưa yêu thích môn Toán của mình. Vậy mà giờ, anh lại nổi tiếng trong lĩnh vực Toán học. Anh có thể nói thêm về điều này?

Học hết lớp 8, thực sự mình vẫn chưa thích môn Toán, một phần vì còn mải chơi và nghịch ngợm. Rất may năm lớp 9, mình được cô Vũ Hồng (GV Toán) chủ nhiệm. Chính cô đã động viên, quan tâm tới những chuyện vui buồn của cậu học trò “cá biệt”. Mỗi lần mình mắc lỗi, cô lại ân cần khuyên bảo. Giờ Toán của cô chính là nguồn cảm hứng lớn nhất để mình yêu thích môn học này. Không phụ lòng cô, trong kỳ thi vào lớp 10 năm đó, mình đỗ cả 3 trường Ams, Tổng hợp và Kim Liên.

Marie Curie ngày ấy trong mắt anh như thế nào?

Ngày ấy, mình học ở cơ sở Khương Đình. Cơ sở vật chất hồi đó chưa được như bây giờ. Nhưng có một điều mà 15 năm rồi, mình vẫn nhớ mãi. Đó là ngôi trường luôn tràn ngập tiếng cười, từ thầy cô, cô lao công, chú bảo vệ đến các bạn học. Mọi người sống rất tình cảm và yêu thương nhau. Vào dịp Trung thu thì cùng nhau làm bánh, tíu tít còn hơn bầy chim non.

Thế nhưng, “học ra học, chơi ra chơi” nhé! Bạn nào lười, trong giờ nói chuyện, chấm vở mà không làm được bài… thì cứ gọi là “tập xác định”. Chính nhờ sự nghiêm khắc, cảm thông với học sinh, các thầy cô mới dạy dỗ được những thành phần “cá biệt”, “học lớt phớt” như mình. Hôm nay, khi nhìn lại những gì đã qua, mình thấy thật khó để tìm được “ngôi nhà thứ hai” nào tuyệt vời như Marie Curie.

Những điều “điên khùng”

Mong muốn viết cuốn sách Toán của riêng mình từ năm cấp 3, 19 tuổi rong ruổi đạp xe đến các nhà xuất bản để thuyết phục, tốt nghiệp Đại học khối kỹ thuật nhưng lại trở thành thầy giáo… là những điều anh “dám nghĩ, dám làm”, thậm chí còn bị cho là “điên khùng”. Đó có phải chặng đường khó khăn nhất của anh?

Mình rất thích môn Toán và muốn viết sách ngay từ khi đang học lớp 12. Lúc nói ý tưởng cho những người xung quanh, mọi người đều không tin và cười chê, thậm chí nghĩ mình... dở hơi. Có thời gian, bố mẹ còn cho rằng, mình học nhiều quá nên bị làm sao và định cho uống thuốc an thần. Mọi người lúc nào cũng nhắc học Lý, Hoá đi nhưng mình luôn giấu tài liệu Toán ở mọi nơi. Mình cứ lặng lẽ kiên trì và giữ vững niềm tin. Đầu mình chỉ tồn tại ý nghĩ, có những điều chưa ai làm được thì mình sẽ là người đầu tiên. Và mình may mắn là Amser đầu tiên được xuất bản sách tham khảo môn Toán.

Động lực nào giúp anh kiên trì theo đuổi đến cùng ước mơ của mình?

Lúc đó, mình có cảm giác như cả thế giới quay lưng lại với mình. Bố mẹ, thầy cô, bạn bè, anh chị… đều không tin. Các thầy nói rằng, cứ tiếp tục cố gắng nhưng đôi khi phải thực tế. Vì đúng là trước đó, chỉ những thầy cô dày dặn kinh nghiệm, nổi tiếng mới dám viết sách và xuất bản thành công. Nhưng quả thực, niềm đam mê quá lớn nên mình cứ lẳng lặng “nói ít, làm nhiều”. Cuối cùng, những thành công nối tiếp đã chứng minh lựa chọn của mình là đúng!

Năm 19 tuổi, đạp xe đến các nhà xuất bản, mang theo cuốn sách tâm huyết đầu tay nhưng bị từ chối. Anh nhận ra điều gì từ thất bại ấy?

Đối với một cậu sinh viên năm nhất, kết quả bị từ chối liên tục làm mình rất buồn. Nhưng điều đó không đánh gục được quyết tâm của mình. Thật khó lí giải khi từ lúc viết trang bản thảo đầu tiên, mình đã có niềm tin cực lớn rằng, chắc chắn sẽ làm được và tất cả thất bại mình trải qua chỉ là bước đệm trên con đường chinh phục ước mơ.

Cuốn sách đầu tiên được xuất bản mang lại cho anh điều gì?

Cuốn sách đầu tiên của mình là “Bất đẳng thức và những lời giải hay” do Nhà xuất bản Hà Nội phát hành năm 2009. Tiền nhuận bút tuy không nhiều nhưng đủ cho mình mua được chiếc xe máy để đi dạy. Thực sự khi cầm cuốn sách trên tay, mình thấy xúc động và tự hào vô cùng. Ít nhất, mình đã làm được điều mà người khác nghĩ mình không thể.

Bố mẹ vẫn không tin cho đến khi cầm cuốn sách có tên mình. Lúc bấy giờ, bố mẹ mới thở phào nhẹ nhõm, nhận ra cố gắng của mình là không vô ích.

Cơ duyên nào khiến anh quyết định trở thành thầy giáo dạy Toán?

Hồi lớp 12, mình vinh dự được làm diễn giả chính trong hội thảo “Sáng tạo bất đẳng thức” do thầy Trần Hữu Hiệp - Nguyên Tổ trưởng tổ Toán, trường Ams tổ chức với sự góp mặt của hàng trăm học sinh, giáo viên chuyên Toán ở Hà Nội. Mình vẫn nhớ như in, dự kiến buổi giao lưu sẽ diễn ra khoảng một giờ nhưng thực tế, mình và mọi người say sưa thảo luận tới hơn năm tiếng đồng hồ. Sau hôm đó, mình bắt đầu thích nghiệp Sư phạm. Tuy nhiên, cuộc sống không đơn giản như vậy. Mình đã trải qua nhiều giai đoạn khó khăn, đôi khi tưởng chừng ước mơ bị dang dở. Nhưng sau tất cả, mình vẫn thực hiện được mong muốn trở thành giáo viên.

Anh có thể chia sẻ về những dự định sắp tới?

Sắp tới, mình sẽ mở rộng các lớp dạy Toán ở nhà, cả về quy mô lẫn tính chuyên nghiệp. Ngoài ra, mình tiếp tục viết sách để duy trì sở thích và nâng cao kiến thức chuyên môn.

Cuối cùng, anh có điều gì muốn nhắn nhủ MCer?

Đó là hãy sống chậm lại, yêu thương nhiều hơn; dành thời gian cho gia đình và có những dự định nghiêm túc. Hãy nhớ, thành công không phụ thuộc vào ngoại hình hay lứa tuổi mà phụ thuộc vào ý chí và những giọt mồ hôi.

Cảm ơn anh về cuộc trò chuyện thú vị này! Chúc anh ngày càng gặt hái nhiều thành công hơn nữa!

Tôi không thể quên tập thể 9P với cậu bé Quốc Anh ngày ấy. Đó là một tập thể hiếu động, nghịch khủng khiếp nhưng vô cùng thông minh. Các con sống rất tình cảm, hàng năm vẫn hẹn nhau đến thăm cô…

Quốc Anh và Mạnh Hà là “cặp bài trùng”, chuyên gây ra những sự vụ ầm ĩ đến mức thầy Khang cũng biết tiếng. Đầu năm, cậu bé vẫn còn lười học, lười ghi bài, chữ viết xấu và trình bày ẩu. Nhưng nhờ những buổi chấm bài nhanh, tôi phát hiện ra bộ ba Quốc Anh - Mạnh Hà - Hồng Quân luôn là những học sinh dẫn đầu lớp về môn Toán. Cuối năm học, mẹ Quốc Anh đến hỏi ý kiến tôi về việc con nên thi trường cấp 3 nào. Mẹ cậu chỉ định cho thi vào Nhân Chính, Lê Quý Đôn nhưng tôi đề nghị cho cậu thi vào chuyên Tổng hợp, Ams để cậu phấn đấu. Thuyết phục mãi, mẹ cậu mới đồng ý vì không tin tưởng cậu lắm. May mà Quốc Anh đã thành công…

Ra trường, Quốc Anh vẫn thường xuyên đến gặp tôi và cô Thu Hương (GV Văn) để nghe tư vấn về nghề nghiệp. Cuối cùng, cậu bé chọn làm đồng nghiệp của tôi. Tôi đã vinh dự được đọc quyển sách do cậu viết: hay, dí dỏm và dễ hiểu. Nhiều học sinh tôi gửi vào trung tâm của Quốc Anh cũng thành công rực rỡ.

Hàng ngày, tôi vẫn lên mạng và lặng lẽ dõi theo từng bước tiến của con!

Quốc Anh, con đã và đang là niềm tự hào của các thầy cô MC. Chúc con thành công!

VŨ HỒNG
(GV Toán)

04

Tháng 12/2024

NHỚ NGƯỜI THẦY NĂM ẤY…

NHỚ NGƯỜI THẦY NĂM ẤY…

NHỚ NGƯỜI THẦY NĂM ẤY…

Thứ tư, 04 Tháng 12 2024 08:48 Viết bởi TRUONG MARIE
Trong cuộc đời, ai trong chúng ta cũng được dạy dỗ bởi nhiều người thầy. Thật may mắn nếu bạn được học những giáo viên không chỉ giỏi chuyên môn mà còn tâm lý, hài hước! Với mình, mỗi thầy cô đều để lại ấn tượng khó quên. Bây giờ, mình rất háo hức chia sẻ với các bạn về những thầy cô tuyệt vời ở MC.
Xem thêm

29

Tháng 11/2024

Thực đơn tháng 12/2024

Thực đơn tháng 12/2024

Thực đơn tháng 12/2024

Thứ sáu, 29 Tháng 11 2024 15:24 Viết bởi TRUONG MARIE
Thực đơn tháng 12/2024 của khối MG - TH - THCS.
Xem thêm

28

Tháng 11/2024

CHUYỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ở ANH CỦA CỰU MCER

CHUYỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ở ANH CỦA CỰU MCER

CHUYỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ở ANH CỦA CỰU MCER

Thứ năm, 28 Tháng 11 2024 09:36 Viết bởi TRUONG MARIE
Nguyễn Tuệ Uyển Nhi (CHS P1, 17 - 21) du học nước Anh từ năm lớp 11. Với sự tự tin và bản lĩnh mạnh mẽ, cô bạn không chỉ vượt qua nhiều thử thách nơi đất khách, quê người mà còn trở thành cố vấn học thuật, tham gia nghiên cứu khoa học và nhận được học bổng từ nhiều trường đại học danh tiếng.
Xem thêm

27

Tháng 11/2024

TÔI TRƯỞNG THÀNH TỪ MÁI TRƯỜNG MC

TÔI TRƯỞNG THÀNH TỪ MÁI TRƯỜNG MC

TÔI TRƯỞNG THÀNH TỪ MÁI TRƯỜNG MC

Thứ tư, 27 Tháng 11 2024 08:37 Viết bởi TRUONG MARIE
Năm tôi học lớp 5, cũng như các phụ huynh khác, mẹ tất bật tìm hiểu trường cấp 2 cho tôi. Mẹ mong muốn tìm một ngôi trường vừa tốt cho chuyện học vừa tổ chức bán trú để đỡ vất vả lo bữa trưa và quản lý tôi nửa ngày còn lại. Sau thời gian tìm hiểu trường Marie Curie ở Trung Yên, mẹ đã gửi gắm niềm tin và hy vọng lớn lao vào đó.
Xem thêm

23

Tháng 11/2024

LỚP HỌC KHÔNG BIÊN GIỚI: TỰ TIN THUYẾT TRÌNH, KHÁM PHÁ

LỚP HỌC KHÔNG BIÊN GIỚI: TỰ TIN THUYẾT TRÌNH, KHÁM PHÁ

LỚP HỌC KHÔNG BIÊN GIỚI: TỰ TIN THUYẾT TRÌNH, KHÁM PHÁ

Thứ bảy, 23 Tháng 11 2024 11:16 Viết bởi TRUONG MARIE
Với dự án học tập “Classroom Beyond Walls - Lớp học không biên giới”, các MCer khối 4 Oxford - Kiến Hưng đã được thực hiện nghiên cứu khoa học đầy thú vị về chủ đề “Xây dựng tòa nhà chống động đất”.
Xem thêm