Tại sao sinh viên Nhật im lặng trong giờ tiếng Anh?

Các giáo viên tiếng Anh ở Nhật Bản thường xuyên than phiền về việc học sinh nước này rất lười nói trong lớp khi được yêu cầu.

Có rất ít nghiên cứu khoa học về lý do khiến học sinh Nhật Bản cảm thấy rất miễn cưỡng khi phải giao tiếp bằng ngôn ngữ thứ hai. Mới đây, Jim King - một chuyên gia ngôn ngữ học ở ĐH Leicester (Anh) đã có một số nghiên cứu về hiện tượng này. Ông cho rằng, có nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như: yếu tố tâm lý, văn hóa và phương pháp dạy.

Ông đã tìm hiểu hành vi của 924 sinh viên ở 9 trường đại học và phát hiện, nhiều sinh viên có “nỗi khiếp sợ tâm lý” rằng, vốn tiếng Anh của họ rất tệ và cảm thấy nếu cố gắng sử dụng nó thì sẽ “mất mặt” với bạn bè. Sự nhạy cảm quá mức này khiến họ không sẵn sàng chia sẻ.

Ông cũng phát hiện ra rằng, nhiều giáo viên nói quá nhiều và cho sinh viên rất ít cơ hội để luyện tập khả năng tiếng Anh của mình. Họ dùng một lượng thời gian đáng kể để dịch từ văn bản tiếng Anh sang tiếng Nhật.

King tin rằng, học sinh, sinh viên Nhật Bản cảm thấy thoải mái hơn khi im lặng trong lớp do văn hóa không muốn nổi bật trước đám đông. Tuy nhiên, một trong những thí nghiệm sau đó của ông với sinh viên Nhật và sinh viên Anh đều cho thấy mức độ khó chịu ngang nhau khi giáo viên ngừng nói và cả lớp chìm trong im lặng.

Tôi nghĩ rằng, văn hóa có thể là cội nguồn để giải thích cho sự im lặng này”, ông King nói. “Nhiều người học Nhật Bản đã được dạy rằng, phải để ý đến những người xung quanh. Điều này khiến mọi người tự kiểm soát chính mình”.

Ông King đã quan sát 30 lớp học trong 48 giờ và nhận ra những “bằng chứng không thể chối cãi” của sự im lặng. Phần lớn thời gian trên lớp dành cho giáo viên nói hoặc cả lớp im lặng đọc, viết, nghe audio. Các cuộc đối thoại của học sinh chỉ chiếm 0,21% tổng thời gian.

Ông cũng quan sát thấy hiện tượng đám đông ở một số lớp mặc dù việc sinh viên không hiểu giáo viên nói gì cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng im lặng trong các lớp học tiếng Anh. Ông cho biết, khả năng nói tiếng Anh của người Nhật không tệ đến mức như người ta vẫn nói. Nhưng những người nói tốt nhất thường cảm thấy họ phải kiềm chế bản thân để phù hợp với nhóm của mình.

Bên cạnh vấn đề văn hóa, còn có yếu tố tâm lý và phương pháp giảng dạy. Sinh viên biết rằng, họ vẫn thi đỗ một cách dễ dàng bằng cách tham gia một số lớp học tiếng Anh bắt buộc vào năm nhất đại học. “Chẳng có lý do gì để họ phải giao tiếp. Giao tiếp rất rủi ro nên ngồi im lặng là sự lựa chọn hợp lý”, ông cho biết.

Cách dạy truyền thống giúp sinh viên được thảnh thơi và họ thường chỉ bị yêu cầu phải đưa ra câu trả lời có một từ. Ông đã chứng kiến một số sinh viên ngủ gật trong những lớp học thiếu sự tương tác ở ngôn ngữ thứ hai.

Ông King cho rằng, giáo viên cần phải biết cách đứng lùi lại để sinh viên có cơ hội nói và đừng cố gắng lấp đầy sự im lặng nếu lúc đầu, sinh viên không phản ứng lại với yêu cầu hay câu hỏi. Giáo viên nên khuyến khích các hoạt động nhóm/cặp, cũng như đảm bảo việc sử dụng ngôn ngữ thích hợp với trình độ của lớp và không dành quá nhiều thời gian để sửa lỗi. Giáo viên cũng nên thay đổi chỗ ngồi của người học thường xuyên để tránh hình thành nhóm quen thuộc.

Theo Vietnamnet

17

Tháng 4/2025

THÔNG BÁO SỐ 3 VỀ TUYỂN SINH VÀO LỚP 6 VÀ LỚP 10, NĂM HỌC 2025 - 2026

THÔNG BÁO SỐ 3 VỀ TUYỂN SINH VÀO LỚP 6 VÀ LỚP 10, NĂM HỌC 2025 - 2026

THÔNG BÁO SỐ 3 VỀ TUYỂN SINH VÀO LỚP 6 VÀ LỚP 10, NĂM HỌC 2025 - 2026

Thứ năm, 17 Tháng 4 2025 23:02 Viết bởi TRUONG MARIE
Thông báo số 3 về tuyển sinh vào lớp 6, lớp 10 năm học 2025 - 2026 của hệ thống giáo dục Marie Curie, Hà Nội.
Xem thêm

17

Tháng 4/2025

Nhà giáo Nguyễn Xuân Khang tặng Chủ tịch nước Lương Cường “bức ảnh đặc biệt”

Nhà giáo Nguyễn Xuân Khang tặng Chủ tịch nước Lương Cường “bức ảnh đặc biệt”

Nhà giáo Nguyễn Xuân Khang tặng Chủ tịch nước Lương Cường “bức ảnh đặc biệt”

Thứ năm, 17 Tháng 4 2025 16:10 Viết bởi TRUONG MARIE
Nhà giáo Nguyễn Xuân Khang (Chủ tịch Hội đồng trường Marie Curie, Hà Nội) đã trân trọng tặng Chủ tịch nước Lương Cường bức ảnh đặc biệt chụp với 22 cháu Làng Nủ - những đứa trẻ sống sót sau trận lũ được ông "nhận nuôi" đến năm 18 tuổi.
Xem thêm

14

Tháng 4/2025

MCer kể chuyện đóng phim “đình đám”

MCer kể chuyện đóng phim “đình đám”

MCer kể chuyện đóng phim “đình đám”

Thứ hai, 14 Tháng 4 2025 22:01 Viết bởi TRUONG MARIE
Việc góp mặt trong 2 bộ phim truyền hình được nhiều người yêu thích: “Những chặng đường bụi bặm” và “Hoa sữa về trong gió” đã tiếp thêm động lực cho Đỗ Thế Gia Long (7G3) tự tin theo đuổi đam mê diễn xuất.
Xem thêm

13

Tháng 4/2025

ĐỘI BÓNG RỔ NAM MARIE CURIE LÊN NGÔI VƯƠNG Ở GIẢI HỌC SINH QUẬN NAM TỪ LIÊM

ĐỘI BÓNG RỔ NAM MARIE CURIE LÊN NGÔI VƯƠNG Ở GIẢI HỌC SINH QUẬN NAM TỪ LIÊM

ĐỘI BÓNG RỔ NAM MARIE CURIE LÊN NGÔI VƯƠNG Ở GIẢI HỌC SINH QUẬN NAM TỪ LIÊM

Chủ nhật, 13 Tháng 4 2025 15:53 Viết bởi TRUONG MARIE
Ngày 13/4, sân trường Marie Curie - Mỹ Đình trở nên sôi động và náo nhiệt khi diễn ra giải bóng rổ học sinh Quận Nam Từ Liêm năm học 2024 - 2025. Tại đây, 23 đội nam - nữ của các trường THCS đã cống hiến cho khán giả những trận cầu "mãn nhãn" và ấn tượng.
Xem thêm

02

Tháng 4/2025

MCER 8 TRỔ TÀI VẼ ANIME, LỒNG TIẾNG CHO VIDEO TIẾNG ANH

MCER 8 TRỔ TÀI VẼ ANIME, LỒNG TIẾNG CHO VIDEO TIẾNG ANH

MCER 8 TRỔ TÀI VẼ ANIME, LỒNG TIẾNG CHO VIDEO TIẾNG ANH

Thứ tư, 02 Tháng 4 2025 09:13 Viết bởi TRUONG MARIE
Với chủ đề “Phương tiện giao tiếp trong tương lai”, các MCer 8I5 đã mô tả những công nghệ mà con người có thể sử dụng vào năm 2050 theo cách vô cùng thú vị.
Xem thêm