Học Địa bằng sơ đồ cây

Tuyệt chiêu sử dụng sơ đồ cây (mindmap) để xác định nội dung chính, phụ giúp Lương Thùy Vy - Thủ khoa ĐH Luật TP.HCM đạt điểm 10 trong kì thi tuyển sinh đại học 2013. Cùng nghe cô bạn này chia sẻ bí kíp chinh phục môn Địa nhé!

Đạt điểm 10 môn Địa như thế nào?

Theo tôi, mấu chốt không phải là học thuộc lòng mà bạn phải có tư duy khái quát vấn đề và ghi nhớ theo cách riêng. Ví dụ, tôi thường phân loại Địa lí gồm Địa tự nhiên và Địa xã hội. Địa tự nhiên là vị trí địa lí, khí hậu, địa hình, đất, sông ngòi, tài nguyên thiên nhiên... Địa xã hội là lịch sử phát triển lãnh thổ, dân cư (dân số, chủng tộc...), các ngành kinh tế (nông, công nghiệp, dịch vụ...). Phần đầu SGK Địa 12 (các yếu tố tự nhiên, xã hội ở VN nói chung) là cơ sở để phân tích các thành phần tự nhiên, xã hội và điểm mạnh - yếu của 7 vùng lãnh thổ khác nhau.

Nhiều bạn thường học tủ các nội dung của 7 vùng lãnh thổ vì nghĩ đây là phần trọng tâm và bỏ qua nội dung mang tính đại cương. Nhưng với tôi, việc nắm vững những khái niệm tổng quát sẽ giúp đối chiếu với từng vùng, từ đó so sánh những điểm thuận lợi, hạn chế giữa các vùng có nhiều tương đồng hay khác biệt về mặt tự nhiên, kinh tế, xã hội. Dựa trên tư duy này cộng với vốn sống tích lũy từ sách báo, bạn có thể nắm vững lí thuyết môn Địa. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, khi viết bài luận, không nhất thiết phải viết nguyên văn nội dung trong SGK. Dựa trên cách hiểu của bản thân, bạn có thể làm chủ ngòi bút, vận dụng uyển chuyển cùng một kiến thức cho nhiều dạng đề khác nhau.

Vẽ biểu đồ 30 phút/ngày

Đề thi tốt nghiệp hay đại học đều dành 30% số điểm cho vẽ và phân tích biểu đồ. Vì thế, bạn phải rèn kĩ năng này. Việc vẽ biểu đồ cơ bản không quá phức tạp vì nó chỉ bao gồm các dạng: tròn, cột, miền, đường hoặc kết hợp... Cách vẽ các dạng biểu đồ này được hướng dẫn rất cụ thể trong nhiều tài liệu khác nhau. Các bạn nên tham khảo ý kiến thầy cô hay các anh chị khóa trước để tìm đọc, tự học và tự luyện. Chẳng hạn như dành 30 phút/ngày để vẽ một bài tập biểu đồ vì càng luyện nhiều, tốc độ vẽ sẽ nhanh hơn, tiết kiệm nhiều thời gian cho các câu luận.

Vận dụng kiến thức bên ngoài

Nhiều bạn thường gặp khó khăn trong việc đạt điểm tối đa câu hỏi nhận xét, phân tích. Muốn làm tốt nội dung này, bạn cần xác định rõ ràng yêu cầu của đề, tránh việc thích gì viết nấy. Khi chỉ ra các con số cần kèm theo nhận xét nguyên nhân có con số đó, vì sao một hiện tượng địa lí có xu hướng tăng, giảm, biến động... Tài liệu để giải quyết nội dung này không nằm ngoài nội dung lí thuyết trong SGK. Nắm vững được nội dung lí thuyết là cơ sở để làm tốt câu hỏi đánh giá, nhận xét biều đồ.

Cùng với đó, những hiểu biết về tình hình thời sự hằng ngày cũng rất quan trọng. Nội dung trong sách thì ai cũng biết và có thể viết ra đươc. Còn những dữ liệu bên ngoài sẽ thể hiện được sự hiểu biết của người viết, giúp bài thi được đánh giá cao. Tuy nhiên, điều này dẫn đến việc nhiều bạn tham lam, “khoe” kiến thức bằng việc viết thật nhiều những gì mình biết mà lãng quên các nội dung trong SGK. Như vậy rất tai hại vì với tính chất kì thi Quốc gia, chung đề, chung đáp án, người ra đề tất nhiên phải dựa trên kiến thức chung để soạn đáp án. Viết toàn bộ những gì mình biết thì dù những tri thức đó là đúng, bạn cũng chỉ được thưởng không quá 0,5 điểm cho một câu hỏi 3 điểm. Lời khuyên là hãy viết những nội dung chính, chắc chắn đúng trước, còn thời gian thì đưa hiểu biết của bản thân vào sau.

Học Địa từ Atlat

Việc học môn Địa sẽ hiệu quả hơn nếu các bạn kết hợp với Atlat. Học tới bài nào thì mở Atlat ra xem. Cách học giàu hình ảnh sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian cho chuyện học các tiểu tiết như: phân bố các loại khoáng sản, nhà máy điện, sông ngòi... Tuy nhiên, các bạn cần lưu ý, khác với thi tốt ngiệp, thi đại học không cho phép dùng Atlat.

Các bạn hãy luôn luôn đặt câu hỏi. Ví dụ: khi xác định sự phân bố của các nhà máy thủy điện và nhiệt điện ở VN, hãy tự hỏi vì sao nhiệt điện chủ yếu phát triển ở miền Bắc và miền Nam, chứ không phải miền Trung…

Môn Địa có sự liên kết chặt chẽ giữa lí thuyết và thực hành. Kiến thức trong SGK thì ai cũng có thể nắm được. Chính vì vậy, trong các kì thi tuyển, việc phân loại thí sinh dựa trên khả năng phân tích, tổng hợp, đánh giá vấn đề. Hãy lưu ý, kĩ năng hay kiến thức cơ bản có vai trò quan trọng như nhau và tương hỗ cho nhau.

Giống như môn Lịch sử, bạn nên chia thành các tiểu mục khi trả lời để bài thi môn Địa được rõ ràng, tường minh. Trong mỗi tiểu mục, bạn nên gạch đầu dòng từng ý, hết một ý lại gạch đầu dòng cho ý tiếp theo; không nên viết thành đoạn văn dài. Các bạn cũng có thể viết một câu dẫn cho câu trả lời song phải hết sức ngắn gọn, không dài dòng hay màu mè. Phần kết bài thì tôi nghĩ không cần thiết phải có trong trường hợp này.

Theo Mực tím

22

Tháng 10/2024

CK GIẢI BÓNG TH-VH: CẦU THỦ NHÍ NỖ LỰC ĐẾN GIÂY CUỐI CÙNG

CK GIẢI BÓNG TH-VH: CẦU THỦ NHÍ NỖ LỰC ĐẾN GIÂY CUỐI CÙNG

CK GIẢI BÓNG TH-VH: CẦU THỦ NHÍ NỖ LỰC ĐẾN GIÂY CUỐI CÙNG

Thứ ba, 22 Tháng 10 2024 16:21 Viết bởi TRUONG MARIE
Bước vào trận Chung kết sáng 21/10, các cầu thủ khối Tiểu học thi đấu rất quyết tâm với tinh thần không bỏ cuộc cho tới những giây cuối cùng. Sự thể hiện của các bạn trên sân khiến khán giả không khỏi thích thú và ấn tượng.
Xem thêm

22

Tháng 10/2024

CK BÓNG RỔ THCS-VH: CUỘC “CHẠM TRÁN” CỦA NHỮNG NGÔI SAO TRÊN SÂN

CK BÓNG RỔ THCS-VH: CUỘC “CHẠM TRÁN” CỦA NHỮNG NGÔI SAO TRÊN SÂN

CK BÓNG RỔ THCS-VH: CUỘC “CHẠM TRÁN” CỦA NHỮNG NGÔI SAO TRÊN SÂN

Thứ ba, 22 Tháng 10 2024 15:55 Viết bởi TRUONG MARIE
Giải bóng mùa thu đầu tiên của khối THCS ở cơ sở Việt Hưng đã để lại nhiều ấn tượng khó quên. Đó không chỉ là màn so tài gay cấn trên sân của những ngôi sao bóng rổ mà còn nơi chứng kiến những khoảnh khắc đẹp về tinh thần đồng đội và quyết tâm chiến thắng bản thân.
Xem thêm

22

Tháng 10/2024

CHUNG KẾT GIẢI BÓNG THCS-MĐ: “MÃN NHÃN” VỚI NHỮNG “CHIẾN THẦN SÂN CỎ”

CHUNG KẾT GIẢI BÓNG THCS-MĐ: “MÃN NHÃN” VỚI NHỮNG “CHIẾN THẦN SÂN CỎ”

CHUNG KẾT GIẢI BÓNG THCS-MĐ: “MÃN NHÃN” VỚI NHỮNG “CHIẾN THẦN SÂN CỎ”

Thứ ba, 22 Tháng 10 2024 15:43 Viết bởi TRUONG MARIE
Vào ngày 21 - 22/10, sân trường Marie Curie liên tiếp diễn ra các trận Chung kết giải bóng mùa thu của khối THCS. Các trận cầu này đã đem đến cho cộng đồng MC vô vàn cảm xúc đáng nhớ.
Xem thêm

22

Tháng 10/2024

TRAO GỬI YÊU THƯƠNG, HẠNH PHÚC NGẬP TRÀN

TRAO GỬI YÊU THƯƠNG, HẠNH PHÚC NGẬP TRÀN

TRAO GỬI YÊU THƯƠNG, HẠNH PHÚC NGẬP TRÀN

Thứ ba, 22 Tháng 10 2024 15:24 Viết bởi TRUONG MARIE
Cô trò khối Mẫu giáo - Việt Hưng đã cùng nhau thực hiện dự án “Trao gửi yêu thương” với những khoảnh khắc xúc động, để lại ấn tượng khó phai trong lòng phụ huynh.
Xem thêm

22

Tháng 10/2024

KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ CHO HỌC SINH

KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ CHO HỌC SINH

KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ CHO HỌC SINH

Thứ ba, 22 Tháng 10 2024 14:46 Viết bởi TRUONG MARIE
Ngày 17/10, nhà trường phối hợp cùng Trung tâm Y tế quận Long Biên tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho toàn bộ học sinh cơ sở Việt Hưng với 2 khu khám riêng biệt.
Xem thêm