Đi tìm nguyên nhân
Trên thực tế, ca học bắt đầu từ 7h sáng hoặc đầu giờ chiều dẫn đến tỷ lệ teen buồn ngủ khá cao. Nguyên nhân là do buổi tối hôm trước, teen thường thức khá khuya để online, chat, FB hoặc học bài rồi sáng lại phải dậy sớm đi học. Mặc dù đã ngủ một giấc kéo dài tầm 6 tiếng đồng hồ nhưng vẫn cảm thấy buồn ngủ. Tầm đầu giờ chiều, teen không có thời gian ngủ trưa nên càng cảm thấy mệt mỏi, dễ buồn ngủ hơn.
Việc thức quá khuya khiến teen dễ ngủ gật trên lớp.
Một nguyên nhân khác là teen không hứng thú với một môn học nào đó; lớp học lại đông, thầy cô không thể quản lý hết được học sinh nên không khó khiến teen buồn… ngủ hơn
Chống lại cơn buồn ngủ thế nào?
Tình trạng học sinh trở thành “cú đêm” ngày càng nhiều. Và dường như càng học lên cao thì mức độ thức khuya càng trở nên phổ biến hơn.
Dưới đây là những biện pháp mà bạn có thể tham khảo để chữa trị “dứt điểm” căn bệnh này:
- Nếu buổi sáng hôm sau có tiết học, teen nên tranh thủ đi ngủ sớm rồi dậy sớm. Như vậy, đầu óc sẽ thỏa mái và ít buồn ngủ hơn.
- Nếu xác định có tiết học quan trọng và sợ mình buồn ngủ, teen hãy mạnh dan xin thầy cô cho lên ngồi bàn đầu, gần với thầy cô.
- Không nên để đầu óc và tay chân rảnh rỗi. Nếu thầy cô đọc cái gì, teen hãy viết lại cái đó. Hãy cố gắng nắm bắt những ý chính mà thầy cô nói rồi viết vào vở, chú ý những câu hỏi thầy cô đưa ra để suy nghĩ trả lời.
- Giờ nghỉ giải lao, teen có thể quay sang bạn mình trò chuyện hoặc uống nước.
- Không nên tập trung mắt vào một điểm bởi điều này rất dễ gây buồn ngủ.
- Đảm bảo bụng không bị đói vì sẽ khiến mình cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, chỉ muốn gục mặt xuống bàn ngủ.
Theo TTVN