Chuyện năm học mới ở trời Tây

Làm quen phương pháp học mới, thay đổi để thích ứng với cuộc sống tự lập lúc xa nhà, hòa nhập mà không “hòa tan” với nền văn hóa mới… là những trải nghiệm thú vị của nhiều cựu học sinh MC khi du học xứ người. 

Làm quen phương pháp học mới

Bảo Ngân (CHS M2, 15 - 19) đang theo học trường Laval Senior Academy, bang Quebec, Canada. Vì có người nhà ở đây, hơn nữa cuộc sống nơi đó lại thanh bình, dễ chịu nên cô bạn đã quyết định du học tại xứ sở Lá phong đỏ. Bảo Ngân chia sẻ, năm học mới ở đây không giống như Việt Nam. Thay vì tập trung học sinh đầu năm học, nhà trường sẽ đăng tải lên website những điều cần chuẩn bị. Điều khác biệt nữa là sách, vở đều có lỗ đục để kẹp thêm tài liệu nghiên cứu. Cô bạn cho biết thêm: “Ở Canada, mỗi môn được dạy ở các phòng khác nhau, chứ không có lớp cố định. Thời gian học bắt đầu lúc 9h00 và kết thúc vào 15h30. Mỗi ngày, mình có bốn tiết, mỗi tiết kéo dài 75 phút. Các môn học tương đối dễ so với ở Việt Nam. Bài tập không quá nhiều, nếu tập trung thì có thể làm xong rất nhanh. Mình thấy tại đây, tuy học ít nhưng lại hiệu quả; học mà chơi, chơi mà học và môi trường học tập rất thoải mái, giúp học sinh có thể phát triển các kỹ năng mềm”.

Kasem Hutapornprasert (CHS P1, 15 - 19) đang học trường St.Andrews S107, Bangkok, Thái Lan. Đây là trường quốc tế, có khoảng 800 học sinh đến từ nhiều quốc gia. Dù mới sang nhập học nhưng Kasem đã quen với nhiều bạn và mọi người thân thiết như một gia đình. Sống ở Việt Nam từ nhỏ nên khi lên cấp ba, Kasem muốn trở về quê nội Thái Lan để hiểu thêm về nguồn cội. Hơn nữa, Kasem xem đây là giai đoạn tiền đề để tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng cho việc du học sau này ở châu Âu, châu Mỹ.

Bước vào năm học, Kasem chủ động tìm hiểu các phương pháp học mới để có thể dễ dàng bắt nhịp. Cậu cho hay: “Trường hầu như không dùng sách giáo khoa. Đi học, mình chỉ cần mang hộp bút, vở và máy tính xách tay. Phần lớn tài liệu học tập đều được gửi qua email hoặc có trên trang web của trường. Hôm đầu tiên tới trường, học sinh sẽ nộp máy tính cá nhân để được lập tài khoản học tập. Bài tập về nhà cũng có thể nộp qua mạng Internet. Hệ thống lớp học tại đây cũng khác Việt Nam. Mỗi học sinh sẽ chọn những môn mà mình muốn học, đến tiết nào thì di chuyển tới phòng học của môn đó. Khối của mình chia thành hai lớp và có thể học cùng học sinh lớp khác nếu có cùng môn. Trên lớp, thầy cô không giảng bài nhiều mà giới thiệu nhiều tài liệu để học sinh tự học. Tuy nhiên, thầy cô luôn sẵn sàng giải đáp các thắc mắc của học sinh”.

Với Minh Quân (CHS E1, 11 - 15), phương pháp học tập và môi trường giáo dục của New Zealand vô cùng thú vị. Học hết cấp ba ở Việt Nam, cậu chọn học ngành Biomedical Science tại ĐH Auckland, nằm trong tốp 100 thế giới và có nhiều ngành nghề phù hợp với sở thích, định hướng của cậu. “Khi mới sang, mình bỡ ngỡ nhiều vì thấy cách học tại đây khác Việt Nam. Trước khi vào năm học, nhà trường đưa ra danh sách dụng cụ học tập cần thiết, có cả hồ dán, kéo. Về sau, mình mới biết, cách thức học ở New Zealand không chỉ là ghi chép vào vở mà còn kết hợp cắt dán các biểu đồ để học sinh dễ hình dung những khái niệm hơn. Ngoài học văn hóa, trường luôn có những câu lạc bộ, hoạt động phong phú như: hát, nhảy, chơi nhạc, thể thao, hài độc thoại... Năm học bắt đầu vào tháng Hai vì đất nước này ở Nam bán cầu nên các mùa ngược lại với Việt Nam. Học sinh cấp ba chỉ học sáu môn, thay vì 13 môn như ở nước ta và khá thoải mái trong việc lựa chọn môn, ngoại trừ một số môn cơ bản như: Khoa học, Tiếng Anh… Những môn Khoa học, Nghệ thuật, Công nghệ thông tin, kể cả học nghề như: nấu ăn, du lịch... đều có ở trường”, Minh Quân kể.

Học hết cấp hai, Tuấn Minh (CHS P3, 15 - 19) quyết định du học Úc với điểm đến là trường Wodonga Senior Secondary Collage, bang Victoria. Môn học của cậu gồm: Toán, Tiếng Anh, Sức khỏe, Cơ khí học, Thiết kế đồ họa, Vẽ và Kỹ năng sống. Trong đó, Toán, Tiếng Anh và Kỹ năng sống là bắt buộc; còn lại là tự chọn. Mỗi môn học ba tiết/tuần, riêng Kỹ năng sống học hai tiết/tuần và mỗi ngày có bốn tiết. Một tiết học kéo dài hơn một tiếng, học sinh nghỉ 30 phút sau tiết 1 và nghỉ một tiếng ăn trưa sau tiết 3. “Điều mình thấy thú vị nhất về môi trường giáo dục của họ là giờ sinh hoạt ngoại khóa. Ở Việt Nam, tiết học này thường chú trọng đến văn hóa dân tộc; còn ở Úc, mình được tìm hiểu và trải nghiệm văn hóa của nhiều nước. Ngoài ra, mỗi học sinh còn được tham gia một dự án cộng đồng như: dạy học, tổ chức giải đấu thể thao… Mình đang cùng một nhóm bạn tổ chức giải E-sport dành cho học sinh các trường trong khu vực. Với cách học này, mình được trau dồi nhiều kỹ năng cần thiết như: cách giao tiếp, ứng xử phù hợp với mỗi nền văn hóa; thêm yêu và tự hào về dân tộc Việt; biết quan tâm tới cộng đồng...”, Tuấn Minh nói.

Thay đổi để thích ứng

Không những chủ động thay đổi để thích ứng với cách học mới, các bạn còn nỗ lực điều chỉnh bản thân để làm quen với cuộc sống xa nhà và nền văn hóa mới. Tuy có khó khăn nhưng hầu hết các bạn đều bản lĩnh vượt qua để sống hòa nhập và quyết tâm theo đuổi ước mơ.

Theo Tuấn Minh, không chỉ môi trường học tập mà lối sống ở Úc rất phù hợp với cậu. Cậu may mắn ở trọ cùng cô chủ nhà vui tính, tốt bụng. Cô giúp cậu nấu cơm hàng ngày và sẵn lòng chở cậu ra bến xe buýt mỗi sáng. Vào dịp cuối tuần, cô và nhóm bạn hay tụ tập đốt lửa trại, nhảy múa, hát ca ngoài vườn đến tối muộn. Mỗi lần như thế, họ luôn kéo cậu nhập cuộc. Nhờ vậy, cậu dần bạo dạn hơn khi giao tiếp với người bản xứ và cũng vơi bớt cảm giác nhớ nhà. Từ đó, Minh nhận ra, dù là người da trắng hay da màu, dù lạ hay quen, chỉ cần mở lòng tiếp nhận thì sẽ dễ dàng bắt kịp nhịp sống ở bất cứ nơi đâu.

Mới đầu qua Canada, Bảo Ngân cảm thấy lạc lõng khi chưa quen với nếp sống tự lập, việc ai người ấy làm và hạn chế làm phiền người khác. Nhưng rồi lối sống đó đã phần nào giúp cô bạn xây dựng thói quen tự giải quyết vấn đề và tự chịu trách nhiệm; không giống như ở nhà, hầu như việc gì cũng có bố mẹ hỗ trợ. Cô bạn nhớ lại: “Hồi mới sang, mấy lần mình suýt muộn học vì cái tội chờ người thân gọi dậy đi học như ở Việt Nam. Giờ thì chuông báo thức kêu là mình bật dậy ngay. Thật đúng như ông cha ta nói, đi một ngày đàng học một sàng khôn!”.

Minh Quân cho rằng, học ở đâu cũng vậy, nếu chủ động tiếp xúc với nhiều người thì sẽ hiểu biết hơn về thế giới xung quanh. Chính suy nghĩ đó đã giúp cậu dễ dàng thích nghi với cuộc sống mới. Theo cậu, các trường tại New Zealand quy tụ học sinh của rất nhiều chủng tộc. Tuy nhiên, ở đây không hề có sự phân biệt mà mọi người luôn cởi mở đón nhận và mong muốn được tìm hiểu các nền văn hóa khác. Cậu nói thêm: “Là học sinh cấp hai, ba, các bạn có thể ở “homestay”; còn lên Đại học thì ở ký túc xa hoặc thuê nhà riêng. Cộng đồng người Việt Nam tại đây khá lớn và thân thiết với nhau. Các dịp lễ, Tết đều được tổ chức và mọi người có thể đến làm quen. Vì vậy, nếu có ý định du học, các bạn đừng quá lo lắng về chuyện sốc văn hóa. Chỉ cần không khép mình thì cả thế giới sẽ ở bên các bạn”.

Mỗi quốc gia, mỗi ngôi trường đều có phương pháp giáo dục riêng nhưng với những kiến thức, kỹ năng được tôi luyện nhiều năm tại Marie Curie, chắc chắn các cựu MCer sẽ luôn đủ sự tự tin, bản lĩnh để thực hiện những dự định, hoài bão của mình ở xứ người. 

22

Tháng 1/2025

LỄ HỘI BÁNH CHƯNG (THCS): HẠNH PHÚC CÙNG NHAU ĐÓN “GIAO THỪA” SỚM

LỄ HỘI BÁNH CHƯNG (THCS): HẠNH PHÚC CÙNG NHAU ĐÓN “GIAO THỪA” SỚM

LỄ HỘI BÁNH CHƯNG (THCS): HẠNH PHÚC CÙNG NHAU ĐÓN “GIAO THỪA” SỚM

Thứ tư, 22 Tháng 1 2025 10:09 Viết bởi TRUONG MARIE
Với các MCer, lễ hội Bánh chưng được xem như là dịp đón “Giao thừa” sớm. Bởi khi đó, các bạn được tay trong tay ngắm nhìn màn pháo hoa rực rỡ rồi thức muộn hàn huyên, tâm sự và háo hức vớt bánh chưng. Đặc biệt, các bạn được dự “tiệc ngủ” tại trường với những kỷ niệm không thể nào quên.
Xem thêm

20

Tháng 1/2025

LỄ HỘI BÁNH CHƯNG (THPT): NÉT ĐẸP TRUYỀN THỐNG GIỮA DÒNG CHẢY HIỆN ĐẠI

LỄ HỘI BÁNH CHƯNG (THPT): NÉT ĐẸP TRUYỀN THỐNG GIỮA DÒNG CHẢY HIỆN ĐẠI

LỄ HỘI BÁNH CHƯNG (THPT): NÉT ĐẸP TRUYỀN THỐNG GIỮA DÒNG CHẢY HIỆN ĐẠI

Thứ hai, 20 Tháng 1 2025 08:54 Viết bởi TRUONG MARIE
“Đến MC vào những ngày này, chúng tôi được sống chậm lại trong không khí xuân rộn ràng mà không vội vàng. Các con được hòa mình vào những trò chơi dân gian vui nhộn. Các bố mẹ được quây quần bên nồi bánh đậm vị Tết” là những ấn tượng sâu sắc của các phụ huynh khi tham dự lễ hội Bánh chưng 2025.
Xem thêm

20

Tháng 1/2025

LỄ HỘI BÁNH CHƯNG (MG - TH): SẮP ĐẾN TẾT RỒI, ĐẾN TRƯỜNG RẤT VUI

LỄ HỘI BÁNH CHƯNG (MG - TH): SẮP ĐẾN TẾT RỒI, ĐẾN TRƯỜNG RẤT VUI

LỄ HỘI BÁNH CHƯNG (MG - TH): SẮP ĐẾN TẾT RỒI, ĐẾN TRƯỜNG RẤT VUI

Thứ hai, 20 Tháng 1 2025 08:42 Viết bởi TRUONG MARIE
Ngày 17/1, các MCer nhí xúng xính váy áo, cùng gia đình háo hức tham gia lễ hội Bánh chưng 2025. Tại đây, các bạn được trổ tài gói bánh, hòa mình vào những trò chơi dân gian sôi động và cùng lưu lại những bức ảnh lung linh. Ai cũng cười tươi rạng rỡ để đón chào năm mới thật nhiều may mắn và bình an.
Xem thêm

14

Tháng 1/2025

Thông báo số 1 về tuyển sinh năm học 2025 - 2026

Thông báo số 1 về tuyển sinh năm học 2025 - 2026

Thông báo số 1 về tuyển sinh năm học 2025 - 2026

Thứ ba, 14 Tháng 1 2025 01:00 Viết bởi TRUONG MARIE
Thông báo số 1 về tuyển sinh năm học 2025 - 2026 của trường Marie Curie, Hà Nội.
Xem thêm

10

Tháng 1/2025

BỘ GD-ĐT VẪN CHO KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐỂ TUYỂN SINH LỚP 6

BỘ GD-ĐT VẪN CHO KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐỂ TUYỂN SINH LỚP 6

BỘ GD-ĐT VẪN CHO KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐỂ TUYỂN SINH LỚP 6

Thứ sáu, 10 Tháng 1 2025 11:37 Viết bởi TRUONG MARIE
Bộ GD-ĐT khẳng định, các trường THCS đặc thù vẫn có thể dùng bài kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh để tuyển sinh lớp 6.
Xem thêm