Khi bố luôn là niềm tự hào của con

Mỗi người bố một công việc nhưng dù ở lĩnh vực nào, tình yêu nghề của họ đều khiến MCer cảm thấy khâm phục và tự hào. 

Một chiều chở tôi đi học về, ba nói sẽ nghỉ việc. Lúc đó, ba 44 tuổi. Tôi suy nghĩ thật lâu và cố gắng tìm hiểu căn nguyên, tự hỏi mấy ngày qua, ba có cáu giận, khó chịu không. Nhưng không, ba vẫn thoải mái và vui vẻ, ngay cả khi thông báo quyết định đó với tôi. Hôm ấy, tôi chỉ biết ngồi sau ba, nắm chặt vạt áo và im lặng nhìn tấm lưng rộng.

Trong suốt hai năm kể từ ngày ba nghỉ việc, gia đình tôi đã nhiều lần đi đến những vùng đồi núi ở Đà Lạt. Sau đó ít lâu, ba mẹ tôi trở thành những nông dân trồng cà phê chính hiệu.

Có lần, tôi hỏi tại sao ba lại chọn nghề này trong khi công việc ở ngân hàng đang ổn định. Ba cười, bảo thích sống ở Lâm Đồng, nơi có khí hậu rất tuyệt vời và thời tiết bốn mùa ngay trong một ngày; vì trồng trọt và cây cối vốn là sở thích của ba; vì duyên số trời định và vì mẹ tôi cũng thích như thế...

Ba nói muốn được tự tay làm ra những sản phẩm từ thiên nhiên, một thứ quà hữu hình khiến mọi người cảm mến ngay trong cái nhìn, mùi vị đầu tiên. Bởi vậy, ba mẹ tôi đã chọn một khu vườn theo lối canh tác thuận tự nhiên để khởi nghiệp. Ở đó có bạt ngàn cây cà phê với hoa trắng muốt như bông tuyết cùng vô số loại cây ăn quả nhiệt đới quanh năm ra trái. Để thuận tiện cho việc học hành, tôi ra Hà Nội ở với ông bà ngoại. Mỗi lần vào thăm trang trại, tôi đều thích mê không gian xanh mát ấy.

Hàng ngày, ba dậy sớm, đi quanh vườn xem cây nào cần chăm bón đặc biệt hay tưới thêm nước không, tiện thể nhặt quả chín trên đường. Trở lại gian nhà chính, ba quây quần với đàn chó đang ngoan ngoãn chờ chủ cho ăn. Một ngày của ba lúc nào cũng bận rộn, từ những công việc chân tay như: dựng giàn cây leo, phân chia rơm để ủ, giữ ẩm các gốc cà phê... cho đến những nhiệm vụ đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận cao hơn như: cân cà phê, đóng gói.

Những mùa bội thu, ba mẹ phải thuê thêm nhân công. Cả trang trại khi ấy đông vui như trẩy hội. Do canh tác thuận tự nhiên nên gia đình tôi không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hay thuốc diệt cỏ, nhờ thế mà không khí ở khu vườn luôn trong lành và thành phẩm luôn đạt tiêu chuẩn an toàn.

Thật đáng mừng khi sau một năm lập nghiệp, trải qua biết bao khó khăn, thử thách, hiện gia đình tôi đã có thương hiệu cà phê riêng mang tên Tâm An Nguyên! Sản phẩm được khách hàng đánh giá cao. Rất nhiều người còn đến tận nơi để chiêm ngưỡng vườn cà phê bạt ngàn, trải nghiệm quy trình hái quả chín và quan sát cách chăm sóc.

Mới đầu phải sống xa ba mẹ, tôi hơi hụt hẫng và nhớ họ thật nhiều. Nhưng rồi tôi hiểu ra, tất cả những việc ba mẹ làm đều vì gia đình. Tôi tự hào về họ, về tình yêu dành cho thiên nhiên, cũng như cách họ thực hiện ước mơ.

MINH ANH

(11E2)

Sau khi lấy bằng cử nhân Luật trong nước, bố tôi học Thạc sỹ tại nước ngoài. Hiện bố làm luật sư cho một doanh nghiệp tư nhân, chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan tới pháp luật.

Một ngày làm việc của bố bắt đầu bằng việc xem email; sau đó tham gia các cuộc họp, thảo luận. Chẳng hạn, nếu ai muốn đầu tư, bố sẽ tư vấn cho họ về thủ tục pháp lý để không vi phạm luật pháp. Bố bảo, trong cuộc sống, bất kể việc gì cũng có mặt tốt và xấu. Ngành luật cũng vậy, nó cung cấp thông tin nhằm giúp mọi người nhận diện được điểm tốt và khắc phục điểm xấu để xã hội trở nên tốt đẹp hơn.

Mới đầu, bố nghĩ nghề này khô khan, suốt ngày chỉ có giấy tờ. Nhưng khi theo học chuyên sâu và đi làm nhiều năm, bố hiểu và thêm yêu công việc hơn. Nhất là khi làm pháp chế cho nhiều doanh nghiệp ở những lĩnh vực khác nhau, luật sư sẽ phải kết hợp kiến thức của các ngành, từ đó có thể trau dồi thêm vốn hiểu biết và củng cố các mối quan hệ.

Theo bố, để trở thành một luật sư tốt, trước tiên phải có tư duy phản biện, tư duy logic; tiếp theo là nhìn nhận vấn đề một cách công bằng, khách quan. Ngoài ra, luật sư cần rèn luyện cho mình bản lĩnh và đạo đức, nhất là trong xã hội hiện đại.

Bố cho rằng, nghề luật luôn có vị trí cao và sẽ phát triển tốt trong tương lai. Ở những nước đang phát triển như Việt Nam, tỷ lệ người hành nghề chưa cao. Do vậy, nếu yêu thích công việc này, các bạn hãy mạnh dạn theo đuổi.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, các bạn nên chuẩn bị những kỹ năng cần thiết như: học tốt ngoại ngữ để có thể tiếp thu những văn minh về pháp lý của nước ngoài, bồi đắp tính cầu thị và rèn luyện tư duy phản biện. Những người học luật có thể làm luật sư tranh tụng tại tòa án, giảng dạy về luật, phụ trách pháp chế cho các doanh nghiệp, tổ chức…

Quan sát cách bố làm việc, mình cảm nhận được tâm huyết của bố dành cho nghề. Mình hiểu rằng, chỉ khi đam mê, người ta mới có thể sống hết mình với công việc. Học hỏi bố, mình luôn nỗ lực học tập, rèn luyện những kỹ năng cơ bản liên quan đến ngành nghề muốn theo đuổi để hiện thực hóa ước mơ tương lai.

TRÂM ANH

(11P2)

Bố tôi là họa sỹ Doãn Hoàng Kiên. Bố nổi tiếng với hành trình từ một diễn viên xiếc trở thành họa sỹ chuyên nghiệp.

Sau khi tốt nghiệp trường Nghệ thuật xiếc Việt Nam (1983 - 1988), bố được cử sang Nga học trường Nghệ thuật xiếc Moskva (Liên Xô cũ). Bố từng đoạt huy chương Vàng cuộc thi “Tài năng sân khấu trẻ” năm 1991 và giải Đặc biệt tại Liên hoan xiếc quốc tế lần thứ 16 (Mondial Du Cirque de Main) ở Pháp năm 1993.

Ai cũng nghĩ, cuộc đời bố sẽ gắn bó với nghề này nhưng sau 13 năm theo đuổi, vào năm 1994, bố không may bị rơi từ độ cao 7m trong lúc biểu diễn. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng bố không thể theo nghiệp xiếc được nữa. Không để số phận đánh gục, năm 1997, bố quyết định ôn thi vào trường ĐH Mỹ thuật Hà Nội. Năm 2000, bố chính thức trở thành tân sinh viên ngành Họa. Từ đó đến nay, bố luôn say mê với giá vẽ và cây cọ.

Một lần, tôi hỏi bố có khi nào hối hận về sự lựa chọn đó không, bố vui vẻ đáp: “Thực ra, không phải bố từ bỏ hẳn nghệ thuật xiếc. Bố vẫn hoạt động trong nghề, chỉ là không trực tiếp đứng trên sân khấu mà thôi. Bố hiện là nhà sáng tạo nghệ thuật, phụ trách thiết kế sân khấu, trang phục, đạo cụ cho các diễn viên.

Thi thoảng, bố còn tham gia chia sẻ kinh nghiệm hay kỹ năng biểu diễn từ các tiết mục mà bố đã gặt hái thành công cho lớp nghệ sỹ trẻ. Với bố, xiếc và hội họa có điểm chung là khát khao khám phá bản thân thông qua việc thực hành nghệ thuật. Nếu hội họa thể hiện bằng ngôn ngữ tạo hình, màu sắc, đường nét... thì xiếc lại thông qua ngôn ngữ tạo hình của cơ thể, kết hợp với lòng dũng cảm, ý chí và nghị lực”.

Thời gian làm việc của bố thường vào lúc cả nhà đã đi ngủ. Dường như khi ở một mình với giá vẽ, sức sáng tạo của bố luôn được phát huy tối đa. Ngay từ bé, tôi đã được bố cho ngồi vẽ cùng. Bố luôn ân cần chỉ bảo, giúp tôi phát triển trí tưởng tượng.

Với tôi, bố là một người hoạt động nghệ thuật năng động nhất. Không dừng lại ở việc vẽ tranh trên giá, bố còn tìm tòi, học hỏi thêm nghệ thuật sắp đặt và trình diễn. Năm 2009, bố đã tổ chức thành công triển lãm cá nhân đầu tiên mang tên “Giới hạn” tại VietArt Center Hà Nội. Bố bảo, đây là cuộc triển lãm nghệ thuật thị giác mà bố dồn rất nhiều tâm huyết.

Bố đã dùng nghệ thuật sắp đặt kết hợp với tranh, giá vẽ để truyền tải thông điệp: “Cuộc sống có vô vàn những giới hạn. Nhưng con người luôn mong muốn khám phá và vượt qua chúng”. Bố luôn tâm niệm, mỗi tác phẩm là một “đứa con tinh thần” của tác giả, là một dấu ấn đối với người xem. Thế nên, bố không bao giờ cho phép mình cẩu thả trong quá trình thực hiện.

Bố luôn xem tôi như một người bạn tri kỷ. Tuy ít nói ra thành lời nhưng bố luôn quan tâm tôi từ những điều nhỏ nhất. Vào sinh nhật tôi, bố không mua quà mà luôn kỳ công vẽ tranh tặng. Bố còn luôn ở bên mỗi khi tôi buồn. Bố dặn dò tôi rằng: “Con cần xác định việc nào quan trọng hơn để tập trung thực hiện trước. Điều đó sẽ giúp ích rất nhiều cho tương lai của con!”.

Mỗi lần nghe kể về cuộc đời của bố, tôi lại cảm thấy khâm phục và tự hào. Khâm phục vì ý chí vượt lên số phận của bố. Tự hào vì tình yêu mà bố dành cho công việc. Dù sau này có theo nghiệp của bố hay không thì tôi vẫn luôn ghi nhớ những lời bố răn dạy. Tôi sẽ cống hiến hết mình cho ước mơ của bản thân.

HOÀNG TÂM

(11I)

21

Tháng 11/2024

SÔI NỔI HOẠT ĐỘNG VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

SÔI NỔI HOẠT ĐỘNG VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

SÔI NỔI HOẠT ĐỘNG VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

Thứ năm, 21 Tháng 11 2024 08:17 Viết bởi TRUONG MARIE
Hòa chung không khí hân hoan của cả nước hướng tới kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, tại hệ thống giáo dục Marie Curie, Hội diễn văn nghệ lần thứ 32 diễn ra sôi nổi với gần 240 tiết mục từ các lớp mầm non đến THPT. Chương trình này cũng là cơ hội để các MCer, thầy cô và bố mẹ được toả sáng trên sân khấu lung linh.
Xem thêm

21

Tháng 11/2024

LỄ TRAO GIẢI HDVN32: ẤN TƯỢNG KHÓ QUÊN

LỄ TRAO GIẢI HDVN32: ẤN TƯỢNG KHÓ QUÊN

LỄ TRAO GIẢI HDVN32: ẤN TƯỢNG KHÓ QUÊN

Thứ năm, 21 Tháng 11 2024 08:10 Viết bởi TRUONG MARIE
Sáng 20/11, tại nhà hát Thăng Long - cơ sở Việt Hưng đã diễn ra chương trình tranh giải Đặc biệt và vinh danh các tập thể xuất sắc nhất Hội diễn văn nghệ lần thứ 32.
Xem thêm

20

Tháng 11/2024

MỘT NGƯỜI THẦY TRÂN QUÝ

MỘT NGƯỜI THẦY TRÂN QUÝ

MỘT NGƯỜI THẦY TRÂN QUÝ

Thứ tư, 20 Tháng 11 2024 15:26 Viết bởi TRUONG MARIE
Mang trong mình nhiệt huyết và đạo đức của nghề giáo, trong suốt 30 năm làm nghề, thầy Nguyễn Xuân Khang – Chủ tịch Hệ thống giáo dục Marie Cuire Hà Nội đã là người gieo mầm xanh của sự tử tế vào tâm hồn của biết bao thế hệ học sinh.
Xem thêm

20

Tháng 11/2024

CHUNG KHẢO HDVN32 K89-MĐ: TRÂN TRỌNG TỪNG KHOẢNH KHẮC BÊN NHAU

CHUNG KHẢO HDVN32 K89-MĐ: TRÂN TRỌNG TỪNG KHOẢNH KHẮC BÊN NHAU

CHUNG KHẢO HDVN32 K89-MĐ: TRÂN TRỌNG TỪNG KHOẢNH KHẮC BÊN NHAU

Thứ tư, 20 Tháng 11 2024 09:07 Viết bởi TRUONG MARIE
Những thước phim quay chậm trên sân khấu MC đã mang tới cho người xem cảm nhận sâu sắc hơn về ý niệm thời gian. Thông qua 26 tiết mục ý nghĩa, các MCer khối 8, 9 - Mỹ Đình đã lan tỏa thông điệp “Đừng bao giờ để đến ngày mai những việc có thể làm hôm nay!”.
Xem thêm

19

Tháng 11/2024

CHUNG KHẢO HDVN 32 THPT-VP: ĐÊM DIỄN VỚI NHIỀU DẤU ẤN RỰC RỠ

CHUNG KHẢO HDVN 32 THPT-VP: ĐÊM DIỄN VỚI NHIỀU DẤU ẤN RỰC RỠ

CHUNG KHẢO HDVN 32 THPT-VP: ĐÊM DIỄN VỚI NHIỀU DẤU ẤN RỰC RỠ

Thứ ba, 19 Tháng 11 2024 14:59 Viết bởi TRUONG MARIE
Tối 16/11, Chung khảo khối THPT - Văn Phú đã đưa mọi người trải qua nhiều cung bậc cảm xúc: từ háo hức, chờ đợi, lắng đọng khi từng lời ca, giai điệu được vang lên cho đến bồi hồi, suy ngẫm về hai chữ “Thời gian”.
Xem thêm