Cựu MCer biến rác thải thành phim hoạt hình

Sở thú Studio là một xưởng phim xanh được sáng lập bởi Nguyễn Thị Minh Khuê và Lê Mẫn Nhi (CHS M, niên khóa 13 - 17). Với tác phẩm đầu tay - phim ngắn hoạt hình stop-motion “Vượt thành Axima”, Sở thú đã xuất sắc “rinh” giải Ba tại cuộc thi phim ngắn “Màn ảnh xanh” 2022, được tổ chức bởi Hiệp hội Xúc tiến phát triển điện ảnh Việt Nam (VFDA) kết hợp với Tập đoàn Netflix.

Theo Mẫn Nhi, điện ảnh là một trong những lĩnh vực có ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường. Theo số liệu thống kê từ Green Production Guide, các bộ phim lớn có thể thải ra 225 tấn sắt phế liệu, 72 tấn chất thải thực phẩm… Những con số khổng lồ ấy đang không ngừng gióng hồi chuông cảnh báo về sự lãng phí tài nguyên và ô nhiễm ngày một gia tăng của ngành công nghiệp điện ảnh. Bởi vậy, phong trào “Điện ảnh xanh” (làm phim song song với bảo vệ môi trường) đang được các nhà làm phim quốc tế hưởng ứng.

Được truyền cảm hứng từ cuộc thi phim ngắn “Màn ảnh xanh” do VFDA tổ chức, Sở thú Studio đã sản xuất thành công phim hoạt hình “Vượt thành Axima”. Từ đây, nhóm làm phim trẻ mong muốn sử dụng ngôn ngữ phim để tiếp nối phong trào “Điện ảnh xanh”, tuyên truyền và tăng cường nhận thức của thế hệ tương lai về bảo vệ môi trường. Hoạt động dưới tầm nhìn đưa Sở thú Studio trở thành đơn vị đầu tiên sản xuất dòng phim stop-motion từ nguyên liệu tái chế tại Việt Nam.

Chia sẻ về cảm hứng làm phim, chị Minh Khuê (Đạo diễn) cho biết: “Mặc dù môi trường đã có tín hiệu tích cực (tầng ozon dần phục hồi vào cuối năm 2021, phương tiện công cộng phổ biến hơn với người dân…), nhưng những gì tôi quan sát xung quanh vẫn không đổi. Biển cấm đổ rác càng to thì đống rác càng vĩ đại; mua trà sữa dùng cốc nhựa bỏ trong túi nilon thì tiện hơn là mang cốc từ nhà đi…”. Bởi vậy, gìn giữ môi trường hiện tại và khắc phục hậu quả mà con người đã gây ra không phải sự lựa chọn mà là một điều tất yếu. Khuê tâm sự thêm: “Các tình nguyện viên có ngày Chủ nhật cùng nhau nhặt rác, những nhà hoạt động xã hội được đối thoại với nhà chức trách, phát sóng trên truyền hình. Còn tôi, tôi có óc tưởng tượng cùng một trái tim muốn làm phim, phải làm được phim. Tôi chọn ngôn ngữ mà mình có thể liên hệ sâu sắc nhất: ngôn ngữ hình ảnh. Tôi mong phim của mình kể một câu chuyện thật hay, có thể gieo vào đầu khán giả một hạt giống suy nghĩ. Chờ nắng lên, hạt giống ấy sẽ nảy mầm”.

Với tôn chỉ làm phim từ rác thải được tái chế, Sở thú gặp không ít khó khăn trong quá trình sản xuất. Đoàn phim phải lựa chọn vật liệu sao cho phù hợp với ngân sách có hạn, vừa thân thiện với môi trường mà vẫn lột tả được linh hồn của phim. Cụ thể, nhân vật chính trong “Vượt thành Axima” luôn cầm trên tay chiếc ấm đất đựng mầm cây đang hấp hối. Câu hỏi được đặt ra: vật liệu nào có thể dễ tìm, dễ thi công và phải nhẹ để diễn hoạt có thể dễ dàng điều khiển cùng nhân vật? Cuối cùng, Sở thú chọn than tổ ong đã qua sử dụng. Đoàn phim tìm vật liệu ở các quán nướng bên đường, mang về đập vụn, hòa cùng nước. Sau khi nặn thành hình, tổ Mỹ thuật điêu khắc sẽ gọt nhẹ đi. Vậy là chiếc ấm nhỏ xinh đã ra đời! Và còn rất nhiều các nguyên vật liệu tái chế khác được Sở thú sử dụng như: giấy báo, bã cà phê xin từ quán, xốp bỏ đi nhặt ở bãi rác…

Về quá trình sản xuất và lý do chọn thể loại phim này, Mẫn Nhi (Nhà sản xuất) chia sẻ: “Bên cạnh tái chế để bảo vệ môi trường thì đặc thù của Stop-motion là điều thực sự thu hút chúng mình. Với bối cảnh làm handmade, stop-motion đem lại cho khán giả cảm giác chân thực hơn. Mặc dù là thể loại phim hoạt hình không mới nhưng chưa thực sự phổ biến ở Việt Nam. Bởi nó tốn kinh phí và thời gian hơn rất nhiều thể loại phim ảnh truyền thống. Nhưng chúng mình càng làm thì càng cuốn. Có lẽ do còn trẻ nên chúng mình thích những cái khó, từ cái khó lại học được rất nhiều kinh nghiệm”.

Tại dự án phim ngắn này, các cựu MCer không chỉ truyền tải thông điệp về môi trường qua phim mà còn dự kiến tổ chức triển lãm, talkshow về stop-motion và hoạt hình tái chế vào tháng 10 năm nay. Sự kiện sẽ trưng bày các câu chuyện xoay quanh làm phim xanh: vật phẩm, thiết bị thân thiện với môi trường của đoàn phim; bối cảnh làm từ vật liệu tái chế (trong đó có bối cảnh của “Vượt thành Axima”)... Triển lãm nhận được quan tâm từ các đơn vị, nhãn hàng xanh như: tất tái chế Re.Socks, cỏ mềm Homelab... Bên cạnh đó, talkshow có sự tham gia của chuyên viên về môi trường, nhà làm phim gạo cội trong lĩnh vực hoạt hình và stop-motion cùng đại diện của đoàn phim “Vượt thành Axima”. Đây là cơ hội để Sở thú Studio lan toả khái niệm “Điện ảnh xanh” đến với mọi người, góp phần phổ biến hơn thể loại phim stop-motion và hoạt hình tái chế.

Dù vậy, “Vượt thành Axima” mới chỉ là tiền đề để Khuê và Nhi xây dựng xưởng phim hoạt hình độc lập. Hai bạn cho biết: “Vì còn là sinh viên nên những bước đi khởi nghiệp đầu tiên tồn tại không ít khó khăn. May mắn rằng, chúng mình đã có gia đình, bạn bè và tiền bối trong nghề ủng hộ. Trong tương lai, Sở thú mong muốn được hợp tác với các đơn vị, tổ chức xanh để sản xuất phim, video viral, cùng nhau lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường tới công chúng.” Các bạn có thể tìm hiểu và theo dõi Sở thú tại Fanpage Facebook chính thức: Sở thú Studio. Cùng chờ đón những bất ngờ mà nhóm bạn trẻ này sẽ mang đến nhé! 

Phim ngắn “Vượt thành Axima”

Thời lượng: 4 phút

Thể loại: Viễn tưởng, Hoạt hình, Trẻ em, Phiêu lưu, Hành động

Tóm tắt: “Trái đất ở một tương lai gần: ô nhiễm trầm trọng và thiếu hụt tài nguyên trên diện rộng. Mặt đất oằn mình, co cụm vào trong. Trật tự thế giới thay đổi, nền văn minh loài người giờ đây nằm sâu dưới lòng đất”.

Bối cảnh phim được lấy ý tưởng tại thời kỳ hậu tận thế, ngàn năm sau khi con người phải chạy trốn dưới lòng đất. Max - nhân vật chính của phim, một cậu bé luôn mơ về một vùng đất có màu xanh. Nơi Max sống là không gian trong lòng đất: xám xịt, u tối và lạnh lẽo. Lúc này, thế giới trên mặt đất đã thay đổi, mầm xanh mọc mơn mởn trên những đống rác. Không có con người, sự sống được tái tạo từ bao giờ…

Đạo diễn: Nguyễn Thị Minh Khuê - Sinh viên năm 3, khoa Đạo diễn Điện ảnh, trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội.

Nhà sản xuất: Lê Mẫn Nhi - Sinh viên năm 3, khoa Quan hệ công chúng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

 

01

Tháng 1/2025

Thông báo số 1 về tuyển sinh năm học 2025 - 2026

Thông báo số 1 về tuyển sinh năm học 2025 - 2026

Thông báo số 1 về tuyển sinh năm học 2025 - 2026

Thứ tư, 01 Tháng 1 2025 01:00 Viết bởi TRUONG MARIE
Thông báo số 1 về tuyển sinh năm học 2025 - 2026 của trường Marie Curie, Hà Nội.
Xem thêm

31

Tháng 12/2024

HỌC VỀ LÒNG BIẾT ƠN: MCER KHÓC NỨC NỞ TỪ HỘI TRƯỜNG XUỐNG TỚI LỚP

HỌC VỀ LÒNG BIẾT ƠN: MCER KHÓC NỨC NỞ TỪ HỘI TRƯỜNG XUỐNG TỚI LỚP

HỌC VỀ LÒNG BIẾT ƠN: MCER KHÓC NỨC NỞ TỪ HỘI TRƯỜNG XUỐNG TỚI LỚP

Thứ ba, 31 Tháng 12 2024 17:30 Viết bởi TRUONG MARIE
Trả lời câu hỏi để hiểu hơn về lòng biết ơn, xem kịch và trở thành diễn viên để xử lý tình huống… là những hoạt động mà các MCer nhí được trải qua trong tiết “Kỹ năng sống” do nhà trường phối hợp với phòng Tham vấn học đường tổ chức.
Xem thêm

31

Tháng 12/2024

Thực đơn tháng 1/2025

Thực đơn tháng 1/2025

Thực đơn tháng 1/2025

Thứ ba, 31 Tháng 12 2024 17:00 Viết bởi TRUONG MARIE
Thực đơn tháng 1/2025 của khối MG - TH - THCS.
Xem thêm

25

Tháng 12/2024

CHUYỆN THẦY KHANG Ở HÀ NỘI: TỪ HIỆU TRƯỞNG MARIE CURIE ĐẾN “ÔNG NỘI” NUÔI 22 ĐỨA TRẺ LÀNG NỦ

CHUYỆN THẦY KHANG Ở HÀ NỘI: TỪ HIỆU TRƯỞNG MARIE CURIE ĐẾN “ÔNG NỘI” NUÔI 22 ĐỨA TRẺ LÀNG NỦ

CHUYỆN THẦY KHANG Ở HÀ NỘI: TỪ HIỆU TRƯỞNG MARIE CURIE ĐẾN “ÔNG NỘI” NUÔI 22 ĐỨA TRẺ LÀNG NỦ

Thứ tư, 25 Tháng 12 2024 10:05 Viết bởi TRUONG MARIE
Đây là câu chuyện về một Người Thầy Lớn, ở Hà Nội.
Xem thêm

25

Tháng 12/2024

CÙNG “ÔNG NỘI” KHANG LÊN THĂM CÁC CHÁU Ở LÀNG NỦ

CÙNG “ÔNG NỘI” KHANG LÊN THĂM CÁC CHÁU Ở LÀNG NỦ

CÙNG “ÔNG NỘI” KHANG LÊN THĂM CÁC CHÁU Ở LÀNG NỦ

Thứ tư, 25 Tháng 12 2024 08:07 Viết bởi TRUONG MARIE
Sau nhiều đêm thao thức, ngày 21 và 22/12, “ông nội” Khang đã thực hiện được tâm nguyện gặp gỡ trực tiếp 22 cháu nuôi ở thôn Làng Nủ còn sống sót sau trận lũ quét kinh hoàng. Cuộc hội ngộ đầy cảm xúc yêu thương sẽ trở thành ký ức không thể nào quên trong trái tim mỗi người.
Xem thêm